Tin vui: Bệnh nhân đột quỵ có thể hồi phục nhờ... chơi game

31/07/2017

Thoạt nhìn, Phòng thí nghiệm liệu pháp phục hồi chức năng bằng máy tính của khoa y Michigan trông không khác gì một phòng tập dành cho các game thủ.

Nhưng họ, các nhà vật lí trị liệu tại đây, đang sử dụng trò chơi điện tử cho mục đích cao cả hơn. Cụ thể các chương trình phục hồi chức năng trong phòng thí nghiệm này dựa trên công nghệ trò chơi điện tử. Được thiết kế để bệnh nhân tham gia vào quá trình phục hồi của họ sau khi gặp cơn đột quỵ.

Các bệnh nhân tham gia chương trình tập vật lí trị liệu kiểu mới này bao gồm những người phục hồi từ tai biến mạch máu não cũng như thương tổn tủy sống và chấn thương ở vùng đầu.

Ra mắt vào năm 2008 và liên quan đến chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ, phòng trị liệu bằng máy tính Computer Therapy Lab là một trong số những cơ sở được mở tại Mỹ.

Nơi đây kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ điều trị để phát triển kỹ năng thể chất, nhận thức và thị giác để nâng cao mật độ chức năng và sự độc lập của bệnh nhân.

Ông Rob Ferguson, người quản lí chương trình phục hồi chức năng đột quỵ của đại học Michigan và cũng là một chuyên gia trị liệu chia sẻ: Hầu hết các bệnh nhân đều mong muốn được phục hồi thương tổn bằng phương pháp mới này vào bất cứ lúc nào.

Vì sao họ lại thích ư? Việc chơi game sẽ thúc đẩy công tác đào tạo sự lặp lại, cường độ và phương hướng nhiệm vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phục hồi chức năng của một bệnh nhân.

Một phương pháp đang trên đà thành công

Các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phân tích hàng ngàn trò chơi. Từ đó lựa chọn những trò chơi hợp nhất với từng bệnh nhân.  “Chúng tôi chọn trò chơi dựa trên sở thích của bệnh nhân, có thể là một trong những họ đã chơi rồi vẫn không sao” Ferguson nói.

Các tựa game về thực tế ảo và bắn súng góc nhìn thứ nhất như Battlefield 4 và Rocket League được nhiều bệnh nhân trẻ lựa chọn.  Lối chơi của các tựa game này cũng được thiết kế theo từng cá nhân cá nhân.

“Các trò chơi có thể được chơi bằng cách sử dụng chân để ra lệnh bắn súng hoặc kiểm soát các động tác di chuyển của nhân vật với bàn chân. Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.” -  Ferguson chia sẻ. 

Nhưng quan trọng hơn cẩ chính là sự lạc quan của bệnh nhân khi tham gia phương pháp hồi phục này. Nó đóng góp một động lực rất lớn để họ tham gia vào việc chơi game để phục hồi các chức năng của bộ phận bị ảnh hưởng khi đột quỵ.

Tất nhiên không phải bệnh nhân nào cũng là game thủ. Khi tham gia phương pháp này, họ không cần phải am hiểu công nghệ hoặc phải là các game thủ có kinh nghiệm.

Trong một số trường hợp, ông Ferguson cho biết: “Chúng tôi có thể thiết lập một hoạt động quen thuộc như trò chơi xây cầu được điều khiển bằng cách cử động đôi chân để họ dễ làm quen".

Những người mới chơi game về sau rất thích phương pháp này. Điển hình là một bà cụ đã hơn 80, lúc đầu khá hoài nghi nhưng càng về sau bà càng thích thú.

Đột quỵ ở Việt Nam: Tỉ lệ đáng báo động

Theo Vietnamnet, ở nước ta, nhiều người dưới 30 tuổi bị đột quỵ não, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên. PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng của Bệnh Viện Bạch Mai cũng cho biết: “Tình hình đột quỵ não (tai biến mạch máu não) tại Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá, không chỉ ở nam mà cả nữ giới”.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. các phương pháp tân tiến như chơi game để phục hồi vẫn chưa phổ biến. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có lối sinh hoạt phù hợp, tránh tình trạng làm việc căng thẳng kéo dài và ăn uống đủ chất để đột quỵ không tìm đến mình nhé.

Nguồn: Internet